Chào mừng đến với Cổng thông tin Thư viện trường Đại học Lâm nghiệp

Cơ sở dữ liệu khai thác trực tuyến

17 tháng 1, 2024
Để đáp ứng nhu cầu thông tin khoa học phục vụ tốt công tác đào tạo, học tập nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho cán bộ, giảng viên và học sinh sinh viên, Thư viện đã thống kê một số CSDL của Trường, CSDL mua quyền truy cập, CSDL miễn phí,... Cán bộ, giảng viên, học viên cao học, NCS, HSSV của Trường được phép truy cập, sử dụng hoàn toàn miễn phí. Thư viện xin thông báo tới Quý Thầy Cô được biết, khai thác và sử dụng phục vụ quá trình giảng dạy, học tập và NCKH.

I. CSDL CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

1. CSDL thư mục (tài liệu in tại Thư viện)

Là cơ sở dữ liệu của Thư viện được xây dựng từ năm 2007 dạng biểu ghi biên mục các tài liệu sách; tài liệu nội sinh (luận án TS, luận văn ThS, khóa luận đại học, báo cáo, báo cáo tóm tắt, kỷ yếu hội thảo…), ấn phẩm định kỳ…; giúp bạn đọc tra cứu tài liệu nhanh chóng, thuận thiện dễ dàng. Với số lượng phong phú trên 36.000 đầu tài liệu; trên 126.000 bản tài liệu; 271 loại ấn phẩm định kỳ.

Địa chỉ truy cập: http://libol.vnuf.edu.vn/opac/ 

2. Thư viện số (CSDL tài liệu nội sinh)

Là kho số tài liệu nội sinh của Trường Đại học Lâm nghiệp, với hơn 17.000 tài liệu phục vụ CBVC, học viên, sinh viên, học sinh nghiên cứu và học tập, bao trùm các lĩnh vực khoa học và chuyên ngành đang đào tạo tại Trường ĐHLN. Các tài liệu được bổ sung hàng năm: Đề tài/ công trình NCKH các cấp, khóa luận đại học, luận văn ThS, luận án TS, sách, giáo trình, bài giảng, kỷ yếu hội thảo….

Địa chỉ truy cập: http://elib.vnuf.edu.vn/ 

II. CSDL MUA QUYỀN TRUY CẬP

1. Proquest Central

(truy cập Internet trong Trường)

Proquest Central là bộ cơ sở dữ liệu lớn bao gồm 25 cơ sở dữ liệu đa ngành, xử lý trên 19.000 tạp chí, trong đó hơn 13.000 tạp chí toàn văn. Dữ liệu của Proquest Central bao quát trên 160 lĩnh vực chủ đề khác nhau. Ngoài ra, Proquest Central còn cung cấp toàn văn của 56.000 luận văn trong nhiều lĩnh vực.

Địa chỉ truy cậphttp://lhtv.vista.vn/ chọn CSDL Proquest Central 

2. Tài liệu Khoa học và Công nghệ Việt Nam STD (NASATI)

(truy cập Internet trong Trường)

CSDL Khoa học và Công nghệ Việt Nam (STD) là cơ sở dữ liệu toàn văn lớn nhất Việt Nam về tài liệu đăng tải trên các tạp chí KH&CN Việt Nam, trên các kỷ yếu hội nghị, hội thảo KH&CN. CSDL được Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (NASATI) xây dựng và cập nhật từ năm 1987, STD có trên 200.000 biểu ghi, trong đó hơn 120.000 biểu ghi có đính kèm tài liệu gốc định dạng tệp PDF. Trung bình mỗi năm, STD được cập nhật thêm khoảng 11.000 tài liệu mới.

Địa chỉ truy cập: http://lhtv.vista.vn 

3. Báo cáo kết quả nghiên cứu KQNC (NASATI)

(truy cập Internet trong Trường)

KQNC là CSDL thư mục lớn nhất Việt Nam vể các báo cáo tổng hợp của các đề tài nghiên cứu KH&CN đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (NASATI). CSDL có trên 11.000 mô tả thư mục và tóm tắt; được cập nhật khoảng 600 báo cáo/năm. Sử dụng cơ sở dữ liệu này, bạn đọc có thể biết các thông tin chi tiết về chủ nhiệm và các cán bộ tham gia đề tài nghiên cứu, cơ quan chủ trì và tóm tắt các kết quả chủ yếu.

Địa chỉ truy cập: http://lhtv.vista.vn 

III. CSDL MIỄN PHÍ

1. Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (Vietnam Journals Online-VJOL)

Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (VJOL) là CSDL tóm tắt và toàn văn các tạp chí khoa học xuất bản tại Việt Nam với mục tiêu giúp cho độc giả nghiên cứu tiếp cận dễ dàng hơn với tri thức khoa học xuất bản tại Việt Nam và giúp thế giới biết đến nhiều hơn về một nền học thuật của Việt Nam. CSDL này được Mạng Quốc tế về Ấn phẩm Khoa học (INASP) khởi xướng năm 2006, hiện có 137 tạp chí khoa học Việt Nam đăng ký tham gia, đăng tải dữ liệu toàn văn dưới định dạng PDF. trên website VJOL.  

Địa chỉ truy cậphttp://www.vjol.info.vn

                     (Tài khoản truy cập: Liên hệ Thư viện theo email thuviendhln@vnuf.edu.vn)

2 . Tạp chí AGORA - CSDL Nông nghiệp

AGORA tiếp cận nghiên cứu trực tuyến toàn cầu về nông nghiệp (AGORA) là một chương trình cung cấp truy cập miễn phí hoặc chi phí thấp cho các tạp chí khoa học lớn trong nông nghiệp và các ngành khoa học sinh học, môi trường và xã hội liên quan đến các tổ chức công cộng ở các nước đang phát triển. Ra mắt vào tháng 10 năm 2003, AGORA cung cấp quyền truy cập vào các tạp chí từ các nhà xuất bản học thuật hàng đầu thế giới. Mục tiêu của AGORA là nâng cao chất lượng và hiệu quả của nghiên cứu, giáo dục và đào tạo nông nghiệp ở các nước thu nhập thấp, và đến lượt mình, để cải thiện an ninh lương thực. Thông qua AGORA, các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục, sinh viên, nhân viên kỹ thuật và chuyên gia khuyến nông có thể truy cập thông tin nông nghiệp chất lượng cao, phù hợp và kịp thời thông qua Internet.

Địa chỉ truy cập: http://agora-journals.fao.org/ 

3. Từ điển hình ảnh online

Với The Visual Dictionary bạn được cung cấp 6 chủ đề: cây cối, động vật, cơ thể người, âm nhạc, phương tiện di chuyển và trang phục. Được dịch thành 3 ngôn ngữ: Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Đây là một bộ từ điển online trực quan bằng hình ảnh. Với nhiều khuôn dạng tìm kiếm (Seek Image, Search Word, Lexicon, List of Topic, Alphabet), cùng với cách trình bày khoa học và chi tiết, Visual Dictionary thật sự là một công cụ hữu ích để bạn học từ vựng một cách có hệ thống, giúp nâng cao hiệu quả cho việc ghi nhớ và sử dụng.

Địa chỉ truy cậpttps://infovisual.info/en 

4. Trang Ebook eScholarship Edition miễn phí

Là bộ sưu tập sách điện tử của NXB Đại học California, với gần 2.000 bản điện tử sách học thuật đã được xuất bản trực tuyến tại Bộ sưu tập sách điện tử 1982 - 2004. Tất cả sách điện tử trong bộ sưu tập đều có sẵn miễn phí cho giảng viên, nhân viên và sinh viên Đại học California. Ngoài ra, hơn 25% số sách đó miễn phí cho công chúng. 

Địa chỉ truy cập: https://publishing.cdlib.org/ucpressebooks

5. CSDL sách miễn phí OpenStax Textbook    

OpenStax là một sáng kiến giáo dục phi lợi nhuận có trụ sở tại Đại học Rice, cung cấp cho mọi sinh viên các công cụ họ cần để thành công trong lớp học. Thông qua quan hệ đối tác của OpenStax với các quỹ từ thiện (https://openstax.org/foundation) và liên minh với các công ty tài nguyên giáo dục khác (https://openstax.org/partners), OpenStax đã phá vỡ các rào cản phổ biến nhất để học tập và tin tưởng rằng một xã hội được giáo dục tốt sẽ mang lại lợi nhuận cho tất cả chúng ta.

OpenStax xuất bản sách giáo trình đại học chất lượng cao, được phản biện, được cấp phép công khai trực tuyến, hoàn toàn miễn phí và chi phí in ấn thấp (tham khảo thêm thông tin về các khóa học, công cụ trực tuyến… tại https://openstax.org/about).

Địa chỉ truy cập: https://openstax.org/subjects 

6. Đại học Cambridge

Truy cập mở (Open Access - OA) là một cách quan trọng để cung cấp kết quả nghiên cứu miễn phí cho bất kỳ ai truy cập và đọc. Cambridge OA phục vụ các tác giả và cộng đồng thông qua việc xuất bản các nội dung có chất lượng cao, được phản biện và cho phép độc giả phân phối lại, tái sử dụng và điều chỉnh nội dung trong những công trình mới.

CSDL mở của đại học Cambridge bao gồm: các bài báo đăng trên hơn 350 tạp chí danh tiếng trên thế giới về các chuyên ngành và dữ liệu sách điện tử khổng lồ các loại sách chuyên ngành phục vụ cho lĩnh vực học tập và nghiên cứu của sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu.

Địa chỉ truy cập: https://www.cambridge.org/core/what-we-publish/open-access 

7. Thư viện trực tuyến quốc tế BNEUF

Thư viện trực tuyến quốc tế BNEUF của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), được xây dựng từ năm 2017. Thư viện trực tuyến quốc tế BNEUF hiện có trên 11 triệu đơn vị tài nguyên học liệu là các công trình khoa học, luận văn, bài báo, giáo trình, báo cáo…thuộc nhiều lĩnh vực khoa học, với các ngôn ngữ (Pháp, Anh, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ...). Nguồn tư liệu của thư viện trực tuyến quốc tế BNEUF được xây dựng bởi 990 trường đại học thành viên của AUF tại 118 quốc gia, trong đó có 40 trường đại học tại Việt Nam. Thư viện trực tuyến quốc tế BNEUF cho phép nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên khai thác và sử dụng miễn phí các nguồn tài nguyên khoa học và giáo dục trực tuyến.

Địa chỉ truy cập: https://bneuf.auf.org/ 

8. Open Access Journals (OMICS International)

Với mục đích duy nhất là cung cấp nền tảng "Truy cập mở" từ 2007, OMICS International đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận các dữ liệu nghiên cứu khi xuất bản miễn phí hơn 700 tạp chí học thuật chất lượng cao dưới dạng trực tuyến, đa dạng các lĩnh vực khoa học, công nghệ. OMICS còn cung cấp các bài viết từ các hội nghị, hội thảo trên toàn thế giới. Các tạp chí khoa học được OMICS sắp xếp theo lĩnh vực kèm theo chỉ số tác động (IF).

Địa chỉ truy cập: https://www.omicsonline.org/open-access-journals-list.php 

9. Danh mục tạp chí truy cập mở AndoLab

Danh mục tạp chí truy cập mở AndoLab do Giáo sư Tetsu Ando và đồng nghiệp thực hiện, liệt kê các tạp chí học thuật uy tín, có chỉ số tác động cao cho phép truy cập toàn văn miễn phí. Các tạp chí được nhóm theo lĩnh vực chuyên ngành (Khoa học đa ngành, Sinh học - Khoa học sự sống, Thuốc và Khoa học Y học, Hóa học và Khoa học Vật liệu, Khoa học Nông nghiệp và Thực phẩm, Nuôi trồng Thủy sản và Thủy sản, Khoa học Trái đất và Môi trường, Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học máy tính và Truyền thông, Vật lý và Toán học, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Kinh doanh và Kinh tế học) sẽ giúp người dùng tiết kiệm nhiều thời gian cho việc tham khảo tài liệu. 

Địa chỉ truy cập: https://lepipheromone.sakura.ne.jp/OAJ/OAJ_00.html 

10. InTechOpen

InTechOpen là nhà xuất bản sách truy cập mở về Y học, Công nghệ và Khoa học lớn nhất thế giới. Bạn đọc có thể truy cập trực tuyến miễn phí các nghiên cứu từ năm 2004 đến nay. InTechOpen đã xuất bản hơn 3.000 cuốn sách và hơn 45.000 công trình nghiên cứu khoa học. Bạn đọc được phép truy cập toàn văn các công trình nghiên cứu có giá trị học thuật và chỉ số ảnh hưởng cao. InTechOpen xuất bản chủ yếu về lĩnh vực Kỹ thuật, Công nghệ, Vật lý, Khoa học sức khỏe, Khoa học đời sống, Khoa học xã hội và nhân văn…

Địa chỉ truy cập: https://www.intechopen.com/ 

11. Elsevie Open Access Journals 

Elsevier được biết đến là nhà cung cấp các cơ sở dữ liệu, tạp chí uy tín hàng đầu thế giới. Elsesier cung cấp một lượng lớn các bài báo đã được đánh giá phản biện (peer-reivew) dưới dạng toàn văn và miễn phí.

Địa chỉ truy cậphttps://www.elsevier.com/about/open-science/open-access/open-access-journals 

12. Revues.org

Revues.org là cổng thông tin Khoa học xã hội và Nhân văn (tiếng Pháp), thành lập từ năm 1999. Là bộ phận của OpenEdition.org, Revues.org cung cấp hơn 500 tạp chí khoa học với hơn 150.000 bài báo cho phép truy cập toàn văn miễn phí hơn 95%. Do có hội đồng đánh giá, thẩm định khoa học của 2 trường Đại học Aix-Marseille và Đại học Avignon et des pays de Vaucluse, nên Revues.org là trang tài nguyên mở uy tín và chất lượng, bao gồm báo- tạp chí, sách, tài liệu hội nghị, hội thảo.

Địa chỉ truy cập: https://journals.openedition.org/ 

13. J-STAGE

Trang tổng hợp thông tin điện tử về Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (J-STAGE) - do cơ quan Khoa học và công nghệ Nhật Bản (JST) xây dựng với mục đích duy trì và phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhật Bản ở cấp Quốc tế. Với hơn 2.000 tạp chí đăng ký xuất bản, tương đương với hơn 3 triệu bài viết, J-STAGE cho phép người dùng truy cập toàn văn các bài báo khoa học có chất lượng cao, các kỷ yếu hội nghị, hội thảo… thuộc nhiều lĩnh vực: sinh học, khoa học đời sống, y dược, khoa học liên ngành, khoa học xã hội và nhân văn…

Địa chỉ truy cập: https://www.jstage.jst.go.jp/browse 

14. WikiHow

WikiHow là một mạng lưới hướng dẫn cách một người có thể thực hiện một việc gì đó. Những bài viết hướng dẫn cách làm được cộng đồng người dùng WikiHow trên toàn cầu chia sẻ với mục đích giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm. Hiện nay, WikiHow đã có 17 phiên bản ngôn ngữ khác nhau, trong đó có ngôn ngữ Việt Nam. Giống như Wikipedia, mọi hướng dẫn của WikiHow được chia sẻ miễn phí thông qua giấy phép Creative Commons cho phép các tổ chức và cá nhân tái xuất bản các bài viết của WikiHow phục vụ cho bất kỳ mục đích phi thương mại.

Địa chỉ truy cập: WikiHow quốc tế: http://www.wikihow.com 

                          WikiHow Việt Nam: http://www.wikihow.vn 

15. Taylor & Francis Online

Taylor & Francis là nhà xuất bản học thuật hàng đầu thế giới với trên 2.000 tạp chí điện tử chất lượng cao. Taylor & Francis đã thực việc công tác xuất bản nghiên cứu học thuật từ năm 1798 và cho truy cập miễn phí một số nguồn tài liệu từ năm 2006. Taylor & Francis có nhiều chính sách thu hút nhiều nhà nghiên cứu xuất bản tài liệu của mình qua các tạp chí cho truy cập miễn phí và vẫn bảo đảm chất lượng các bài viết được các chuyên gia thẩm định trước khi cho xuất bản.

Địa chỉ truy cập: https://www.tandfonline.com/ 

16. SpringerOpen

SpringerOpen là danh mục các tạp chí và sách truy cập mở hoàn toàn, bao gồm tất cả các lĩnh vực khoa học. Toàn bộ nội dung được xuất bản với SpringerOpen có thể truy cập trực tuyến miễn phí ngay khi xuất bản. SpringerOpen xem truy cập mở vào nghiên cứu là điều cần thiết để đảm bảo truyền thông nhanh chóng và hiệu quả các kết quả nghiên cứu hữu ích cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu.

Địa chỉ truy cập: https://www.springeropen.com/

17. ERIC (Education Resources Information Center)

Bộ CSDL chỉ mục tới hơn 1.000 tạp chí và các loại tài liệu khác về ngành giáo dục được phát hành bởi Bộ Giáo dục Hoa Kỳ. ERIC gồm hơn 1.400.000 biểu ghi thư mục của tài liệu từ hơn 1.000 tạp chí phát hành từ 1966 tới nay, được cập nhật hàng tháng. Các tài liệu trong ERIC bao quát các chủ đề: Giáo dục các cấp, hướng nghiệp và dạy nghề, đánh giá giáo dục, thông tin và công nghệ trong ngành giáo dục, môi trường giáo dục, đạo đức trong ngành, học sinh sinh viên và các vấn đề… ERIC chứa một phần tài liệu toàn văn cho phép truy cập mở. 

Địa chỉ truy cập: https://eric.ed.gov/ 

18. Credo Reference

Credo Reference là CSDL tra cứu, tham khảo trực tuyến đa ngành, đa lĩnh vực được tổng hợp từ nguồn dữ liệu của nhiều nhà xuất bản khác nhau, với hàng trăm bộ bách khoa thư, từ điển, cẩm nang, sách tra cứu đa ngành và chuyên ngành, bao trùm tất cả các lĩnh vực từ khoa học, công nghệ, y-dược học, kinh tế, ngoại giao, nông, lâm nghiệp, luật học, tâm lý học đến lịch sử, văn học và nghệ thuật,… Credo Reference cho phép truy cập tới hơn 500 bộ dữ liệu toàn văn từ hơn 100 nhà xuất bản uy tín trên thế giới, với tính chính xác và mức độ tin cậy cao. Bộ sưu tập Credo Reference hiện tại cho phép tra cứu và sử dụng thông tin về trên 3 triệu đầu mục dữ liệu về các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau; 200.000 tệp âm thanh số hóa; 40.000 tranh ảnh nghệ thuật, khoa học, y học; và 90.000 tập bản đồ về các địa danh, đặc điểm địa lý trên toàn thế giới.

Địa chỉ truy cập: https://search.credoreference.com/ 

19. CSDL Open Library

Open Library là một CSDL khổng lồ cung cấp các thông tin về tài liệu về nhiều lĩnh vực khác nhau, cung cấp cho người đọc đọc trực tuyến. Open Library là một dự án trực tuyến nhằm tạo ra "một trang web cho mọi cuốn sách từng được xuất bản". Được tạo bởi Aaron Swartz, Brewster Kahle, Alexis Rossi, Anand Chitipothu và Rebecca Malamud, Open Library là một dự án của Internet Archive , một tổ chức phi lợi nhuận . Nó đã được tài trợ một phần bởi các khoản tài trợ từ Thư viện Bang California và Kahle/Austin Foundation. Thư viện Mở cung cấp bản sao kỹ thuật số trực tuyến ở nhiều định dạng, được tạo từ hình ảnh của nhiều phạm vi công cộng, sách xuất bản và sách in. 

Địa chỉ truy cập: https://openlibrary.org/

20. Digital Commons Network

Digital Commons Network cung cấp quyền truy cập miễn phí vào các bài báo học thuật toàn văn và các nghiên cứu khác từ hàng trăm trường đại học và cao đẳng trên toàn thế giới. Các bài báo từ Digital Commons Network bao gồm các lĩnh vực: Kiến trúc, Nghệ thuật và nhân văn, Kinh doanh, Giáo dục, Khoa học đời sống, Y học và khoa học sức khỏe...

Địa chỉ truy cập: https://network.bepress.com/

21. Tài nguyên giáo dục Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources – VOER)

Chương trình  Tài nguyên giáo dục Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources - VOER), hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam (the Vietnam Foundation), có mục tiêu xây dựng kho Tài nguyên giáo dục Mở của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong phú, có thể sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội. Nội dung bao gồm: các khoá học, các tài liệu học tập, các module nội dung bài giảng, các đối tượng học tập, tuyển tập, tạp chí…

Địa chỉ truy cập: https://voer.edu.vn/

22. Center for Open Education

Là website cung cấp khoảng 1000 sách giáo khoa mở từ nhiều chuyên ngành khác nhau như: Khoa học máy tính, giáo dục, kinh tế, kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghiên cứu truyền thông... Có thể đọc online và download file pdf về máy tính cá nhân. Center for Open Education và mạng lưới sách giáo khoa mở (Open Textbook Network) thuộc Trường đại học Minnesota (University of Minnesota), Hoa Kỳ.

Địa chỉ truy cập: https://open.umn.edu/

23. Trung tâm kết nối Tri thức số: Kết nối thư viện dùng chung - Đổi mới sáng tạo

Trung tâm kết nối tri thức số là kết quả hợp tác của Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN (VNU-LIC) với các Thư viện số của các trường Đại học thuộc khu vực phía bắc (NALA) như Thư viện số Tạ Quang Bửu - trường Đại học Bách khoa, Thư viện số trường Đại học Lâm nghiệp, Thư viện số trường Đại học Phenikaa, Thư viện số trường Đại học Thủy lợi, Thư viện trung tâm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần Tư vấn & Tích hợp công nghệ D&L (DLCORP). 
Trong tương lai, hệ thống này sẽ mở rộng và kết nối với các thư viện số đại học, thư viện số quốc gia, thư viện số công cộng, thư viện số chuyên ngành trên toàn lãnh thổ Việt Nam và vươn ra các thư viện số thế giới.

Địa chỉ truy cập: https://hub.idk.org.vn/

 

4. Open Access Publishing in European Networks

Là cơ sở dữ liệu mở, cung cấp truy cập đến hàng ngàn ebook thuộc các lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn; Kinh tế, tài chính, kinh doanh và quản lý; Nghệ thuật; Ngôn ngữ học; Khoa học trái đất, địa lý, môi trường, quy hoạch; Luật; Văn học.

Địa chỉ truy cập: https://www.oapen.org/

25. Journals for free

Là cơ sở dữ liệu Tạp chí, cung cấp truy cập miễn phí đến 17.200 tạp chí thuộc các lĩnh vực: Khoa học sức khỏe, Công nghệ và Kỹ thuật, Khoa học Xã hội, Luật và Chính trị, Giáo dục, Kinh doanh và Kinh tế, Nghệ thuật và Kiến trúc, Khoa học hành vi, Khoa học môi trường...

Địa chỉ truy cập: http://www.journals4free.com/

26. Sciendo

Là một trong những nhà xuất bản hàng đầu thế giới, cung cấp các dịch vụ và giải pháp xuất bản các sách, tạp chí, kỷ yếu hội thảo và nhiều loại ấn phẩm khác cho các cá nhân và tổ chức. Hiện cơ sở dữ liệu của Sciendo có hàng ngàn sách, tạp chí được phép truy cập mở thuộc nhiều lĩnh vực khác như: Kiến trúc và thiết kế, Nghệ thuật, Kinh doanh và Kinh tế học, Khoa học máy tính, Luật, Toán học, Triết học, Lịch, Khoa học đời sống, Khoa học thông tin - Thư viện, Khoa học xã hội.

Địa chỉ truy cập: https://sciendo.com/

27. DART-Europe E-These Portal

DART-Europe được LIBER (Ligue des Bibliothèques Européennes de Recherche) xác nhận, là Thư viện số liên kết về luận văn và luận án (European Working Group of the Networked Digital Library of Theses and Dissertations). DART-Europe được thành lập nhằm cải thiện khả năng tiếp cận toàn cầu đối với các luận án nghiên cứu của châu Âu.

Địa chỉ truy cập: https://www.dart-europe.org/basic-search.php/

28.  Project Gutenberg

Gutenberg là kho sách văn học vĩ đại của thế giới, cung cấp hơn 60.000 sách điện tử miễn phí cho phép truy cập trực tuyến. Bạn sẽ tìm thấy văn học tuyệt vời của thế giới tại đây, tập trung vào các tác phẩm cũ, hàng nghìn tình nguyện viên đã số hóa sách điện tử để bạn thưởng thức. Trang sách điện tử này được tạo vào ngày 4 tháng 7 năm 1971 bởi người sáng lập Dự án Gutenberg, Michael S. Hart.

Địa chỉ truy cập: https://www.gutenberg.org/

29. Directory of Open Access Journal (DOAJ) 

Directory of Open Access Journal là thư mục trực tuyến được chỉ mục và cung cấp truy cập đến các tạp chí truy cập mở chất lượng cao, được ra mắt vào năm 2003 với 300 tạp chí truy cập mở. Đến nay, chỉ mục độc lập này chứa gần 17.500 tạp chí truy cập mở. về tất cả các lĩnh vực khoa học, công nghệ, y học, khoa học xã hội, nghệ thuật và nhân văn. Tất cả các dịch vụ của DOAJ đều miễn phí, bao gồm cả việc lập chỉ mục trong DOAJ. 

Địa chỉ truy cập: https://doaj.org/

30. Thư viện trực tuyến của Liên Hợp Quốc

Thư viện trực tuyến của Liên Hợp Quốc - United Nations iLibrary là nguồn tìm kiếm, khám phá nội dung kỹ thuật số do Liên hợp quốc tạo ra, bao gồm các ấn phẩm, tạp chí, dữ liệu được xuất bản bởi Ban thư ký, các quỹ và chương trình của Liên Hợp Quốc. Bộ CSDL với 28 chủ đề, bao gồm: Hòa bình và an ninh thế giới; Nhân quyền; Trẻ em; Biến đổi khí hậu; Ma túy, tội phạm; Liên Hợp quốc và các chủ đề về Kinh tế, Văn hóa, Xã hội…

Địa chỉ truy cập: https://www.un-ilibrary.org/

31. CSDL quỹ tiền tệ quốc tế

Cơ sở dữ liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã được cung cấp miễn phí để mọi người đều có thể sử dụng. Cơ sở dữ liệu hiện có hơn 21.000 tài liệu. Đây là cơ sở dữ liệu chuyên sâu bao gồm sách điện tử, các tài liệu thống kê, báo cáo, nghiên cứu,… về các vấn đề như khủng hoảng tài chính, phát triển, kinh tế vĩ mô, thương mại, toàn cầu hóa và nhiều lĩnh vực khác.

Địa chỉ truy cập: https://www.elibrary.imf.org/

32. DOAB (Then Access Books)

DOAB (The Directory of Open Access Books - Danh mục sách truy cập mở) là dịch vụ tìm kiếm các cuốn sách có giá trị học thuật được xuất bản với giấy phép truy cập mở. DOAB cung cấp nhiều đầu sách gồm nhiều chủ đề như nông nghiệp và thực phẩm, nghệ thuật, kiến trúc, kinh tế, khoa học xã hội và công nghệ... Sách được viết với nhiều ngôn ngữ.

Địa chỉ truy cập: https://www.doabooks.org/

33. National Academies Press

Nhà xuất bản Học viện Quốc gia (NAP) được thành lập bởi các Học viện Quốc gia để xuất bản các báo cáo do Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, Học viện Kỹ thuật Quốc gia, Viện Y học và Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia ban hành, tất cả đều hoạt động theo điều lệ do Chính phủ cấp. NAP xuất bản hơn 200 cuốn sách mỗi năm về nhiều chủ đề trong khoa học, kỹ thuật và sức khỏe, nắm bắt những quan điểm có thẩm quyền nhất về các vấn đề quan trọng trong khoa học và chính sách y tế.

Các chủ đề bao gồm: Nông nghiệp, Sinh học và khoa học đời sống, Máy tính và công nghệ thông tin, Môi trường và nghiên cứu môi trường, Giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng…

Địa chỉ truy cập: https://nap.nationalacademies.org/topic/

34. The Online Books Page

The Online Books Page là một trang web tạo điều kiện truy cập vào hơn 3 triệu tài liệu có thể đọc miễn phí qua Internet. The Online Books Page được thành lập vào năm 1993 và biên tập bởi John Mark Ockerbloom, ông là nhà nghiên cứu và lập ra kế hoạch thư viện số tại Đại học Pennsylvania.

Các chủ đề bao gồm: Triết học, tâm lý học, tôn giáo, lịch sử, địa lý, giáo dục, nông nghiệp, mỹ thuật …

Địa chỉ truy cập: https://onlinebooks.library.upenn.edu/

35. FreeFullPDF

FreeFullPDF.com là trang web về các bài báo nghiên cứu miễn phí tốt nhất, bạn đọc có thể tìm thấy các ấn phẩm khoa học bằng file PDF, trang web được phát triển bởi KnowMade - một công ty đồng hồ công nghệ chuyên nghiên cứu và phân tích thông tin khoa học và kỹ thuật. Trang web có hai mục tiêu: (1) Cho phép các nhà khoa học và sinh viên tìm các bài báo nghiên cứu miễn phí và (2) Tạo ra một cộng đồng khoa học trực tuyến. Để thêm đóng góp của riêng bạn, hãy tham gia vào cộng đồng bằng cách tạo ra tài khoản miễn phí và gửi tệp PDF cho FreeFullPDF.

Địa chỉ truy cập: https://www.freefullpdf.com/

36. EconBiz

EconBiz được thành lập như một dự án chung của Trung tâm Thông tin Kinh tế ZBW - Leibniz và Thư viện Đại học và Thành phố Cologne (University and City Library of Cologne - USB Köln - Đức) . Trong giai đoạn khởi động, dự án được hỗ trợ bởi Quỹ Nghiên cứu Đức (DFG). Kể từ năm 2013, EconBiz là một dịch vụ của Trung tâm Thông tin Kinh tế ZBW - Leibniz. EconBiz là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho các nhà nghiên cứu kinh tế và kinh doanh, cung cấp khả năng truy cập trực tuyến toàn bộ văn bản, với tùy chọn chỉ tìm kiếm tài liệu truy cập Mở. Tìm kiếm tài liệu của CSDL được thực hiện trên nhiều cơ sở dữ liệu quốc tế.

Địa chỉ truy cập: https://www.econbiz.de/

37. ScienceOpen

ScienceOpen được thành lập vào năm 2013 và do Alexander Grossmann và Tibor Tscheke sở hữu 100%, ScienceOpen cũng có một Ban Biên tập và Ban Cố vấn. ScienceOpen hoạt động như một mạng nghiên cứu và xuất bản, cung cấp truy cập mở cho hơn 87 triệu bài báo trong mọi lĩnh vực khoa học như: Y học, Sinh học, Khoa học môi trường, Nhân văn, Kinh tế…

Địa chỉ truy cập: https://www.scienceopen.com/

38. Public Library of Science

Public Library of Science (PLOS) được thành lập vào năm 2001, là một website lớn trong thế giới khoa học truy cập mở. Public Library of Science xuất bản 12 tạp chí truy cập mở, tổ chức phi lợi nhuận này cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho sự cởi mở trong nghiên cứu học thuật. Tất cả các tạp chí PLOS đều được bình duyệt và tất cả 12 tạp chí đều duy trì các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với nghiên cứu, xuất bản và báo cáo khoa học. Các chủ đề bao gồm: Sinh học, khí hậu, sức khỏe, di truyền học, y dược…

Địa chỉ truy cập: https://plos.org/

39. Paperity

Paperity bao gồm hơn 10 triệu bài báo và hơn 17 nghìn tạp chí, Paperity là bộ tập hợp đa ngành đầu tiên của các tạp chí và bài báo truy cập mở cho phép người đọc truy cập dễ dàng và không bị hạn chế vào hàng nghìn tạp chí từ hàng trăm chuyên ngành. Paperity hướng tới giao tiếp học thuật hiệu quả hơn trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu từ khoa học, công nghệ, y học, khoa học xã hội, nhân văn và nghệ thuật. Mục tiêu cuối cùng của Paperity là tổng hợp 100% tài liệu truy cập mở, được xuất bản ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, trong bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu nào.

Địa chỉ truy cập: https://paperity.org/

40. JSTOR

JSTOR là một thư viện kỹ thuật số được hình thành vào năm 1994 bởi William G. Bowen, khi đó là chủ tịch của Quỹ Mellon. JSTOR cung cấp quyền truy cập vào hơn 12 triệu bài báo, sách, hình ảnh và các nguồn chính trong 75 lĩnh vực như: Khoa học và toán học, Khoa học xã hội, Kinh tế, Nghệ thuật, Lịch sử, Chính sách công, Tâm lý, Khoa học môi trường, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp…

Địa chỉ truy cập: https://www.jstor.org/

41. Semantic Scholar

Semantic Scholar là một công cụ nghiên cứu dựa trên trí tuệ nhân tạo dành cho tài liệu khoa học được phát triển tại Viện AI Allen và phát hành công khai vào tháng 11 năm 2015. Công cụ này sử dụng những tiến bộ trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên để cung cấp bản tóm tắt cho các bài báo học thuật. Semantic Scholar đang tích cực nghiên cứu việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học máy, tương tác người và máy tính và truy xuất thông tin.

Semantic Scholar bắt đầu như một cơ sở dữ liệu xoay quanh các chủ đề khoa học máy tính , khoa học địa chất và khoa học thần kinh. Tuy nhiên, vào năm 2017, hệ thống đã bắt đầu đưa tài liệu y sinh vào kho văn bản. Tính đến 9/2022, Semantic Scholar bao gồm hơn 200 triệu ấn phẩm từ mọi lĩnh vực khoa học. 

Địa chỉ truy cập: https://www.semanticscholar.org/

42. Zenodo

Zenodo được cung cấp bởi Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN), được ra mắt vào năm 2013. Lấy tên từ Zenodotus, thủ thư đầu tiên của thư viện cổ Alexandria, Zenodo là một công cụ "được xây dựng và phát triển bởi các nhà nghiên cứu, nhằm đảm bảo rằng mọi người có thể tham gia vào khoa học mở". Zenodo có các mục truy cập đóng và truy cập hạn chế trong bộ cơ sở dữ liệu, tuy nhiên phần lớn nghiên cứu là tài liệu truy cập mở. Dữ liệu Zenodo gồm hơn 2 triệu tài liệu và bao trùm các lĩnh vực nghiên cứu như môi trường, kinh tế, giáo dục, khoa học…

Địa chỉ truy cập: https://zenodo.org/

43. Social Science Research Network

Social Science Research Network (SSRN) là tập hợp các bài báo từ cộng đồng khoa học xã hội. Nó là một nền tảng liên ngành cao được sử dụng để tìm kiếm các bài báo học thuật liên quan đến 67 chủ đề khoa học xã hội. SSRN có nhiều mạng nghiên cứu cho các chủ đề khác nhau có sẵn thông qua cơ sở dữ liệu học thuật miễn phí. Trang web cung cấp hơn 700.000 bản tóm tắt và hơn 600.000 bài báo toàn văn. Bộ sưu tập bao gồm hơn 1 triệu bản tóm tắt và hơn 900.000 bài viết.

Địa chỉ truy cập: https://www.ssrn.com/index.cfm/en/

44. Bielefeld Academic Search Engine

BASE là một trong những công cụ tìm kiếm đồ sộ nhất thế giới, đặc biệt là đối với các tài nguyên học thuật. BASE cung cấp hơn 300 triệu tài liệu từ hơn 10.000 nhà cung cấp nội dung. BASE được điều hành bởi Thư viện Đại học Bielefeld - Đức, bạn đọc có thể truy cập miễn phí khoảng 60% biểu ghi BASE bao gồm toàn bộ các chủ đề: Nhân văn, giáo dục, môi trường, khí hậu, toán học…

Địa chỉ truy cập: https://www.base-search.net/

45.  DATA.GOV

Data.gov được ra mắt vào năm 2009 và được quản lý và lưu trữ bởi Cục Quản lý Dịch vụ Tổng hợp Hoa Kỳ, Dịch vụ Chuyển đổi Công nghệ. Đây là một bộ sưu hoàn toàn mở và miễn phí với hơn 200.000 bộ dữ liệu từ Chính phủ Hoa Kỳ.

Các chủ đề bao gồm: Khí hậu, sức khỏe y tế, cơ sở hạ tầng năng lượng, không gian địa lý, môi trường và nghiên cứu môi trường, giao thông vận tải, hệ sinh thái, biển và dòng chảy, địa lý…

Địa chỉ truy cập: https://data.gov

46. Dữ liệu khoa học trái đất - EARTHDATA

EARTHDATA là một phần của Chương trình Hệ thống Dữ liệu Khoa học Trái đất. Bạn có quyền truy cập vào hàng petabyte dữ liệu được các nhà khoa học trên thế giới thu thập liên tục. 

Các chủ đề bao gồm: Khí quyển, Sinh quyển, Băng quyển, Kích thước con người, Bề mặt đất, Đại dương, Trái đất rắn, Tương tác giữa Mặt trời và Trái đất và Thủy quyển trên cạn.

Địa chỉ truy cập: https://www.earthdata.nasa.gov/

47. WorldWideScience.org

WorldWideScience.org là một cổng thông tin khoa học toàn cầu bao gồm các cơ sở dữ liệu và cổng thông tin khoa học quốc tế. Bộ sưu tập tăng tốc khám phá tiến bộ khoa học bằng cách cung cấp một lần tìm kiếm cơ sở dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới. 

Các chủ đề bao gồm: Tôn giáo, kinh tế chính trị, văn hóa giáo dục, sức khỏe y tế, khoa học kĩ thuật, địa lý, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, mỹ thuật, triết học,…

Địa chỉ truy cập: https://worldwidescience.org/

48. Global Electronic Thesis and Dissertation Search

Global Electronic Thesis and Dissertation Search (NDLTD) là cổng thông tin tập trung, cung cấp tìm kiếm các luận văn, luận án từ các trường đại học trên thế giới; có thể truy cập đến tài liệu gốc tại trang web của trường. NDLTD phát hành vào 7/2015 và được phát triển với sự hợp tác của Đại học Cape Town, Nam Phi.

Các chủ đề bao gồm: Kinh tế chính trị, văn hóa giáo dục, sức khỏe y tế, khoa học kĩ thuật, địa lý, giao thông…

Địa chỉ truy cập: http://search.ndltd.org/

49. Intenational Telecommunication Union

Cơ sở dữ liệu của Liên minh viễn thông quốc tế là cơ sở dữ liệu mở gồm 17 chủ đề như kinh tế, thương mại, năng lượng, môi trường, khoa học và công nghệ, giao thông vận tải... 

Địa chỉ truy cập: http://www.itu-ilibrary.org/

IV. CSDL LIÊN KẾT

1. Trung tâm tri thức số

Địa chỉ truy cập: http://digitalknowledgehub.vnu.edu.vn/

2. Thư viện Đại học Nông lâm Bắc Giang

Địa chỉ truy cập: http://thuvienso.bafu.edu.vn/

                     (Tài khoản truy cập: Liên hệ Thư viện theo email thuviendhln@vnuf.edu.vn)

3. Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Địa chỉ truy cập: http://mainlib.vnua.edu.vn/

4. Thư viện Đại học Tây Bắc

Địa chỉ truy cập: http://lic.utb.edu.vn

5. Thư viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Địa chỉ truy cập: http://vafs.gov.vn/vn/

6. Thư viện Đại học Nguyễn Tất Thành

Địa chỉ truy cập: http://elib.ntt.edu.vn/

7.  Thư viện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Địa chỉ truy cập: https://thuvien.mard.gov.vn/

8. CSDL của Liên chi hội Thư viện Đại học Khu vực phía Bắc

Địa chỉ truy cập: https://repository.vnu.edu.vn/

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: Email: thuviendhln@vnuf.edu.vn

                                              Fanpage: https://www.facebook.com/libvnuf 


Chia sẻ