Gioi thieu tai nguyen mo

Hiến chương Dữ liệu Mở của Đối tác Dữ liệu Mở châu Á

11 tháng 10, 2019

Nội dung của bản hiến chương: 

Là các nhà lãnh đạo của Đối tác Dữ liệu Mở châu Á (Asia Open Data Partnership), chúng tôi cam kết vì các nền kinh tế mở, các xã hội mở, và các chính phủ mở như là cơ sở cho tăng trưởng liên tục và ổn định. Chúng tôi hôm nay đồng ý với các bước cụ thể đóng góp một phần của chúng tôi vào việc đảm bảo cho một thế giới an toàn và thịnh vượng. 
 
Lời nói đầu
"Cách mạng thông tin" hiện đang diễn ra kể từ nửa sau của thế kỷ 20 nhờ vào sự phát triển các công nghệ thông tin và truyền thông bùng phát, bao gồm máy vi tính và Internet. Thông tin được mã hóa ở dạng số như là dữ liệu có thể được xử lý với tốc độ cực kỳ nhanh bằng việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông. Nó cũng có thể được truy cập với số lượng lớn khổng lồ và lan truyền khắp thế giới nhanh như tốc độ ánh sáng. Làm như vậy, nó chào các phương tiện có tính cách tân để vượt qua những vấn đề xã hội còn chưa giải quyết được trước kia. Khái niệm "xã hội do dữ liệu dẫn dắt" được sử dụng để tham chiếu tới sử dụng dữ liệu để phát triển xã hội theo hướng tích cực. Được kỳ vọng rằng ứng dụng dữ liệu sẽ cung cấp các giải pháp thực tế cho nhiều vấn đề tồn tại lâu dài nhất của loài người, bao gồm bệnh tật, thảm họa, đói nghèo, và biến đổi khí hậu.
 
Dữ liệu Mở
Dữ liệu chính phủ mở là tài nguyên cơ bản của kỷ nguyên thông tin. Việc chuyển dữ liệu vào phạm vi công cộng có thể cải thiện cuộc sống của các công dân, và việc gia tăng truy cập tới các dữ liệu đó có thể dẫn tới cách tân, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm tốt. Làm cho dữ liệu của chính phủ sẵn sàng công khai một cách mặc định và sử dụng lại được không mất tiền ở các định dạng mở, sẵn sàng truy cập được, máy đọc được, và việc mô tả các dữ liệu đó rõ ràng sao cho công chúng có thể hiểu rõ các nội dung và ý nghĩa của chúng, sinh ra nhiên liệu mới cho cách tân từ các nhà cách tân của khu vực tư nhân, các công ty khởi nghiệp, và các tổ chức phi chính phủ. Dữ liệu mở cũng nâng cao nhận thức về các tài nguyên thiên nhiên được sử dụng của các quốc gia, doanh thu chiết xuất được chi tiêu như thế nào, và đất đai được giao dịch và quản lý như thế nào. 
 
Các nguyên tắc
Chúng tôi vì thế đồng ý tuân theo một tập hợp các nguyên tắc sẽ là nền tảng để truy cập tới, và phát hành và sử dụng lại dữ liệu được các chính phủ các quốc gia châu Á làm cho sẵn sàng.
Chúng là:

  1. Dữ liệu Mở mặc định
  2. Đúng lúc và toàn diện
  3. Truy cập được và sử dụng được
  4. Đối sánh được và tương hợp được
  5. Vì sự điều hành và sự tham gia của công dân được cải thiện
  6. Vì sự phát triển bao hàm toàn diện, có trách nhiệm và bền vững
  7. Vì sự cách tân và tăng trưởng kinh tế
  8. Bằng việc hợp tác và cộng tác với các quốc gia của Đối tác Dữ liệu Mở châu Á

Hiến chương này đã được phát triển với quan điểm để các khu vực nhà nước áp dụng. Trong khi trọng tâm của Hiến chương là về dữ liệu chính phủ mở, các tổ chức khác, như các xã hội dân sự, khu vực tư nhân, hoặc các trường đại học, cũng được chào đón để áp dụng các nguyên tắc đó. 
 
Chúng tôi sẽ phát triển các kế hoạch hành động hoặc xác định các cơ chế hoặc các chính sách đang có để hỗ trợ triển khai các nguyên tắc của Hiến chương liên tục trong các cuộc họp của Đối tác Dữ liệu Mở châu Á. Chúng tôi đồng ý cam kết các tài nguyên cần thiết để làm việc trong các khuôn khổ chính trị và pháp lý của chúng tôi với sự cộng tác và hợp tác quốc tế để triển khai các nguyên tắc đó phù hợp với các thực hành tốt nhất về kỹ thuật và khung thời gian được đặt ra trong kế hoạch hành động của chúng tôi. 

Nguồn: Giáo dục mở và ứng dụng phát triển


Chia sẻ

KHUYẾN CÁO PHÁC THẢO VỀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ

17 tháng 12, 2019

Dù tiêu đề là ‘Khuyến cáo phác thảo về Tài nguyên Giáo dục Mở' đề tháng 10/2019 nhưng trên thực tế, nó đã được Hội nghị Toàn thể lần thứ 40 của UNESCO diễn ra tại Paris, Pháp, phê chuẩn ngày 25/11/2019 vừa qua.

Khuyến cáo này chi tiết hóa 5 khía cạnh của Tài nguyên Giáo dục Mở được UNESCO khuyến cáo các quốc gia thành viên - mà Việt Nam cũng là một quốc gia thành viên của UNESCO - đầu tư vào gồm: 

1. Xây dựng năng lực của các bên tham gia đóng góp để tạo lập truy cập, sử dụng, tùy biến thích nghi và phân phối lại OER;

2. Phát triển chính sách hỗ trợ;

3. Khuyến khích OER chất lượng bao hàm toàn diện và công bằng;

4. Nuôi dưỡng sáng tạo các mô hình bền vững cho OER;

5. Tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế.

Dải các đối tượng mà Khuyến cáo này đề cập tới là rất rộng, gồm: các giảng viên, nhà giáo dục, người học, cơ quan chính phủ, các bậc phụ huynh, các nhà cung cấp và các cơ sở giáo dục, các nhân viên hỗ trợ giáo dục, các huấn luyện viên giảng dạy, những người làm chính sách giáo dục, các cơ sở văn hóa (như các thư viện, kho lưu trữ và viện bảo tàng) và những người sử dụng chúng, các nhà cung cấp hạ tầng ICT, các nhà nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu, các tổ chức xã hội dân sự (bao gồm các hiệp hội nghề nghiệp và sinh viên), các nhà xuất bản, các khu vực nhà nước và tư nhân, các tổ chức liên chính phủ, những người nắm giữ bản quyền và các tác giả, các nhóm phương tiện và phát thanh và các cơ quan cấp vốn.

Tài liệu chi tiết xem tại: Bản gốc tiếng Anh

Trích nguồn: https://giaoducmo.avnuc.vn


Chia sẻ

Tài nguyên giáo dục mở - yếu tố tích cực cho đổi mới giáo dục đại học và mục tiêu phát triển bền vững quốc gia

16 tháng 4, 2019

Sự thiếu hụt học liệu có chất lượng phục vụ cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu đang là vấn đề lớn trong các trường đại học Việt Nam, điều này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học. Tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) được coi là một giải pháp khả thi cho vấn đề này. TNGDM sẽ giúp các trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cũng như năng lực tự chủ, qua đó hỗ trợ cho sự phát triển bền vững. Mục tiêu của nghiên cứu làm sáng tỏ thực trạng và vai trò của NGDM trong các trường đại học qua đó đề xuất hướng phát triển TNGDM cho giáo dục đại học Việt Nam. Để đạt mục tiêu này, nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:

- TNGDM là gì và tại sao lại có vai trò quan trọng đối với việc đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam?

- TNGDM đang được phát triển ở Việt Nam như thế nào? 

- Chúng ta đang đối mặt với những thách thức cũng như đứng trước cơ hội nào (yếu tố tác động) trong việc phát triển TNGDM?

Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát của 40 trường đại học và các công ty công nghệ, nhóm nghiên cứu đề xuất phát triển TNGDM ở quy mô quốc gia nhằm xây dựng một nguồn tài nguyên giáo dục chất lượng cao để dùng chung cho sinh viên, giảng viên và nhà nghiên cứu trong các trường đại học Việt Nam. Chi tiết bài viết 

Tác giả: TS. Đỗ Văn Hùng,

Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội

Nguồn: http://www.vjol.info/index.php/VJIAD/article/viewFile/32296/27506 

 


Chia sẻ

Danh sách các Bộ sưu tập tài nguyên giáo dục mở đa ngành phổ biến

21 tháng 1, 2019

Thư viện giới thiệu nguồn tài liệu hữu ích, được xuất bản dưới dạng truy cập mở bởi các trường Đại học danh tiếng trên thế giới nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại trường.

1. RMIT Vietnam Learning Lab 

2. JSTOR Open Access E-books

3. Doab

4. Khan Academy

5. OER commons

6. OERu

7. Open Course Library

8. OpenDOAR

9. Project Gutenberg

10. INTECH 


Chia sẻ

Vai trò của các giảng viên trong việc đưa Tài nguyên giáo dục mở vào thực tế

10 tháng 1, 2019

Một trong các yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định để hiện thực hóa được điều đó nằm ở phía các giảng viên và những người chỉ dẫn học tập trong vai trò là những người đưa ra các quyết định về nội dung khóa học cho các sinh viên, cũng như dẫn dắt các sinh viên trong các hoạt động thực hành tìm kiếm, sử dụng, tạo lập, sửa đổi, tùy biến thích nghi, cấp phép mở cho và /hoặc bản địa hóa TNGDM.

Một mặt, các sinh viên sẽ khó có khả năng có được các kỹ năng và năng lực để tiến hành các hoạt động thực hành với TNGDM nếu các giảng viên và những người chỉ dẫn cho họ chưa/ không có chúng, trừ phi họ có thể giành được chúng bằng các con đường khác bên ngoài cơ sở giáo dục của họ, điều này gây lãng phí cho cả đôi bên về mọi mặt.

Mặt khác, khi mà TNGDM là 1 trong 4 lĩnh vực công nghệ quan trọng và được tích hợp vào cả 3 lớp tri thức trong khung năng lực CNTT-TT phiên bản 3 năm 2018 của UNESCO cho các giảng viên, thì nó trở thành yêu cầu không thể thiếu cho các giảng viên để có đủ điều kiện giảng dạy đáp ứng các yêu cầu của xã hội tri thức cả thế giới đang hướng tới.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc các giảng viên và những người chỉ dẫn chưa có được nhận thức đầy đủ về TNGDM, là hiện tượng rất phổ biến hiện nay. Về điều này, báo cáo năm 2017: ‘Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) - Kiểm tra thực tế', nêu như sau:

- Hầu hết các giảng viên và những người chỉ dẫn chưa từng bao giờ nghe vềTNGDM - đó là ‘thứ gì mới' và về nó họ biết rất ít.

- Khi các giảng viên và những người chỉ dẫn xem xét các tư liệu nào họ yêu cầucác sinh viên của họ sử dụng, họ tìm kiếm hồ sơ theo dõi sử dụng và chất lượngđược chứng minh - nhiều TNGDM, dù được xem là có chất lượng cao, không cóhồ sơ theo dõi sử dụng đó.

- Nói chung, các giảng viên và những người chỉ dẫn không tính tới các chi phí sáchgiáo khoa và các tư liệu có liên quan khi đưa ra các quyết định về nội dung khóahọc của họ và cũng không tính tới tổng chi phí học tập cho sinh viên.

- Mất thời gian và cam kết để tìm kiếm và tìm ra TNGDM phù hợp

Tác giả:  Lê Trung Nghĩa

Nguồn: https://www.dropbox.com


Chia sẻ